Đào tạo nâng hạng B2 lên C
Ngày đăng: 13-05-2021 09:45:14 | Lượt xem: 705

    

Nâng hạng bằng lái xe B2 lên C thông thường mất bao nhiêu thời gian và nâng hạng bằng lái xe B2 lên C cần chuẩn bị những gì? Bởi nhu cầu chạy xe ngày nay càng cao và biết được điều đó, ngày hôm nay, Thái Việt sẽ giúp bạn hiểu rõ một cách chi tiết nhất về nâng cấp bằng lái xe B2 lên C bao gồm những gì.

Điều kiện nâng hạng bằng lái xe B2 lên C là gì?

Điều kiện về kinh nghiệm và số km lái xe khi nâng hạng Bằng lái xe B2 lên C: Căn cứ điểm c khoản 3 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:

“Điều 7. Điều kiện đối với người học lái xe

Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:

c) Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;”

Theo đó, để nâng hạng giấy phép lái xe từ B2 lên C thì người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải đáp ứng điều kiện là:

– Có thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên;

– Có 50.000 km lái xe an toàn trở lên.

Điều kiện về yếu tố chuẩn sức khỏe:  Điều kiện về sức khỏe của tài xế là yếu tố vô cùng quan trọng, yếu tố sức khỏe ảnh hưởng đến chất lượng và sự an toàn khi tham gia giao thông, bởi chỉ khi đủ sức khỏe tối thiểu thì bạn mới có thể lái xe an toàn.

Đối với điều kiện sức khỏe Tổng cục đường bộ cũng đã quy định cụ thể, tuy không quá khắt khe. Người tham gia thi bằng lái xe ô tô chỉ cần thực hiện khám sức khỏe tại các trung tâm y tế và đưa giấy khám sức khỏe vào hồ sơ học lái xe B2. Những trường hợp không được thi bằng lái xe ô tô gồm có:

Người bị rối loạn tâm thần cấp tính, hoặc đã chữa khỏi nhưng chưa quá 24 tháng;

Người bị rối loạn tâm thần mạn tính;

Người có thị lực dưới 5/10 (Thị lực được đo thi đeo kính);

Ngưới tật về mắt bao gồm quáng gà, bệnh chói sáng;

Khuyết tật cụt 2 ngón tay trở lên;

Khuyết tật cụt 1 bàn chân trở lên.

Theo quy định nâng hạng bằng lái xe ô tô ở khoản 2 điều 10 thông tư 46/2012/TT-BGTVT quy định người học lái xe ô tô muốn nâng hạng bằng lái xe ô tô cần lập 1 bộ hồ sơ nộp tại cơ sở đào tạo bao gồm :

Đơn đề nghị học , sát hạch để cấp giấy phép lái xe ô tô theo mẫu quy định .

Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn .

Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định .

Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai trước pháp luật .

Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên đối với trường hợp nâng hạng bằng lái xe ô tô lên hạng D , E ( xuất trình bản chính khi kiểm tra hồ sơ dự sát hạch ) .

Bản sao giấy phép lái xe ô tô hiện có ( xuất trình bản chính khi dự sát hạch và nhận giấy phép lái xe ô tô nâng hạng ) .

Thủ tục nâng dấu giấy phép lái xe ô tô và điều kiện nâng hạng bằng lái xe ô tô tại trung tâm đào tạo lái xe Yên Tâm Học Lái và một số trung tâm khác bao gồm :

Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài được phép cư trú hay làm việc học tập tại Việt Nam . Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của bộ y tế. Có giấy xác nhận thời gian lái xe và số km lái xe an toàn theo quy định;

Thời gian đào tạo theo quy định của Sở : 3 tháng đối với bằng lái xe ô tô do TP.HCM cấp và 5 tháng đối với bằng do Tỉnh cấp;

Bằng tốt nghiệp tối thiểu : nâng hạng bằng lái xe ô tô lên dấu C , dấu D phải có bằng cấp 2 . Nâng hạng bằng lái xe ô tô dấu E phải có bằng cấp 3;

Hồ sơ nâng hạng bằng lái xe ô tô lên các hạng B2 , C , D , E , F rất đơn giản :

2 CMND photo không cần công chứng

10 hình 3×4 nền xanh dương đậm ( không đeo kính , tóc không che mắt…)

Hồ sơ bằng lái gốc và bằng lái xe ô tô hiện có photo không cần công chứng.